Ngụy biện con bạc hồi tưởng Ngụy biện con bạc

Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu xem liệu có tồn tại thiên kiến nào tương tự đối với các suy luận về các sự kiện chưa biết trong quá khứ dựa trên các sự kiện tiếp theo đã biết hay không, và gọi đây là "ngụy biện con bạc hồi tưởng".[2]

Một ví dụ cho ngụy biện con bạc hồi tưởng: một người quan sát thấy nhiều lần tung đồng xu ra mặt ngửa liên tiếp, và kết luận rằng có nhiều lần đồng xu ra mặt sấp ở những lần tung chưa biết trước đó.[2]

Nhiều người đã lập luận rằng các ví dụ thực tế cho ngụy biện này tồn tại trong nhiều sự kiện, chẳng hạn như nguồn gốc của vũ trụ. Trong tác phẩm Universes của mình, John Leslie lập luận: "sự hiện diện của nhiều vũ trụ có các đặc tính rất khác nhau có lẽ là lời giải thích thoả đáng nhất cho việc có ít nhất một vũ trụ có đặc tính cho phép sự sống tồn tại".[3] Daniel M. Oppenheimer và Benoît Monin viết: "Nói cách khác, 'lời giải thích tốt nhất' cho một sự kiện có xác suất xảy ra thấp là nó chỉ là một trong nhiều lần thử. Đó là trực giác cốt lõi của ngụy biện con bạc nghịch đảo". Nhiều cuộc bàn luận triết học vẫn diễn ra, tranh cãi về việc liệu những lập luận như vậy có phải là ngụy biện hay không, và cho rằng sự xuất hiện của vũ trụ của chúng ta không nói lên điều gì về sự tồn tại của các vũ trụ khác hoặc những phép thử của các vũ trụ.[4][5] Ba nghiên cứu nhằm xác định sự tồn tại của ngụy biện con bạc hồi tưởng liên quan đến các sinh viên Đại học Stanford đã được tiến hành, và đều kết luận rằng con người sẽ sử dụng ngụy biện con bạc khi hồi tưởng cũng như với các sự kiện tương lai. Các tác giả của cả ba nghiên cứu kết luận rằng phát hiện của họ có "ý nghĩa về phương pháp luận" đáng kể nhưng cũng có thể có "ý nghĩa quan trọng về lý thuyết", và cần được điều tra, nghiên cứu: "để hiểu kỹ hơn về quá trình lập luận, chúng ta cần nghiên cứu cách chúng ảnh hưởng đến những dự đoán của chúng ta về tương lai, và cả những nhận thức về quá khứ."